Đánh giá hiệu suất là vô cùng quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều phát triển dựa trên năng suất và hiệu quả của mỗi nhân viên. Do đó, nhà quản trị cần lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu suất phù hợp.
Dưới đây là Top 3 phương pháp đánh giá hiệu suất dành cho các nhà quản trị. Hãy cùng CareerBox tìm hiểu ngay nào!
Đánh giá hiệu suất hay hiệu quả làm việc của nhân viên công việc là hoạt động thường được thực hiện định kỳ, thường xuyên, liên tục ở mỗi doanh nghiệp. Thông qua quá trình thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin liên quan đến tình hình công việc của một cá nhân, phòng ban hoặc hệ thống. Hoạt động này rất cần thiết để giúp doanh nghiệp liên tục tối ưu, phát triển và tạo đà cho những đột phá mới trong tương lai.
Một số nhà quản trị thường gặp phải những vấn đề nghiêm trọng do thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng và duy trì hệ thống đánh giá nhân lực cũng như quản lý nhân sự. Vậy nên, áp dụng phương pháp đánh giá hiệu suất đóng vai trò quan trọng để duy trì hoạt động và phát triển tổ chức.
Khi nhà quản trị đánh giá đúng năng lực của mỗi nhân viên thì việc phân bổ nhân sự sẽ trở nên dễ dàng, khả năng của nhân viên cũng có thể phát huy tối đa. Hơn nữa, nhân viên được đánh giá đúng sẽ hài lòng, tự hào vì bản thân được công nhận, từ đó có động lực để cống hiến hơn.
Bên cạnh đó, đánh giá hiệu quả công việc và giao việc cho nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Do đó, hệ thống đánh giá hiệu suất cần được xây dựng một cách chặt chẽ và phù hợp với quy mô cũng như văn hóa doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá hiệu suất Thẻ điểm cân bằng BSC là xây dựng một hệ thống kế hoạch & quản trị về mặt chiến lược. Mục đích là định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn, chiến lược của tổ chức, theo dõi hiệu quả vận hành của doanh nghiệp so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Phương pháp Thẻ điểm cân bằng BSC thiết lập hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp theo 4 thước đo chính là tài chính; khách hàng; quy trình nội bộ; đào tạo & phát triển. Đây là phương pháp quản trị giúp đánh giá kết quả tổng thể toàn công ty, tổ chức một cách hiệu quả.
KPI là chỉ số hiệu suất quan trọng khi đánh giá sự phát triển của cá nhân, phòng ban hay tổ chức. Doanh nghiệp sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể đánh giá quá trình thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đưa ra.
Phương pháp đánh giá hiệu suất này đưa ra một bộ chỉ tiêu có thể đo lường hiệu quả, để có căn cứ lên kế hoạch cho những mục tiêu sau. Từ đó, đưa ra sự so sánh và đánh giá mức độ thay đổi hiệu suất dựa vào từng giai đoạn.
Ngoài ra, phương pháp KPI theo dõi chất lượng kịp thời để đưa ra các chính sách quản trị bám sát với mục tiêu ban đầu hướng tới, đo lường hiệu quả dự án và hiệu suất nhân sự để tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.
Nhà quản trị có thể sử dụng MBO để đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên. Việc nhân viên hoàn thành hay không hoàn thành, hoàn thành mục tiêu ở mức nào sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả công việc dễ dàng.
Việc quản trị, đánh giá bằng MBO tại các doanh nghiệp dựa trên tiền đề: nhân viên có xu hướng hoạt động tốt hơn khi được biết về những mong đợi mà lãnh đạo đặt ở họ. Họ cũng sẽ đạt được hiệu quả công việc cao hơn khi liên kết và nhìn nhận được những đóng góp, nỗ lực của mình vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Lựa chọn và thực hiện phương pháp đánh giá hiệu suất phù hợp là rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Nó không chỉ phản ánh cách bạn cảm nhận sự đóng góp của nhân viên mà còn là một phần quan trọng trong quản trị hiệu quả của tổ chức.
Nguồn: Tổng hợp
>> Xem thêm: 10 mẹo quản lý nhân sự cho doanh nghiệp SMES