Nhiều bạn trẻ hiện nay "sợ đi làm", nguyên nhân do đâu?

Mỗi sáng khi thức dậy, bạn đều cảm thấy không có động lực thôi thúc mình đến văn phòng? Bạn bị ám ảnh với tiếng chuông thông báo của điện thoại? Hay là bạn cảm thấy áp lực từ chính con người và môi trường làm việc xung quanh mình? Đó là tình trạng chung của những ai đang mắc phải “căn bệnh” sợ đi làm này. 

Nhìn chung, dường như nguyên nhân bắt nguồn từ việc này có thể là do họ đã hoặc đang làm một công việc, một vị trí nào đó quá lâu nên sinh ra cảm giác chán nản hay thường xuyên phải tăng ca, làm việc trong trạng thái stress. Hoặc là họ đang chưa thật sự tìm được một công việc phù hợp với chính mình nên dẫn đến việc làm việc với một tinh thần không thoải mái. 

Công việc tốt nhưng vẫn sợ đi làm? 

Hiện nay, có khá nhiều bạn trẻ dù sở hữu bằng cấp loại giỏi từ các trường đại học danh tiếng và có một công việc ổn định, thu nhập cao nhưng vẫn cảm thấy sợ đi làm. Nguyên nhân là từ đâu mà ra? 

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, họ cho rằng nguyên nhân chủ yếu đến từ việc họ phải chịu áp lực tương đối lớn từ công việc. Vậy nên các chuyên gia cho rằng cần sớm có những biện pháp hiệu để giảm thiểu nguy cơ, cũng như nâng cao sức khỏe tâm thần cho người lao động tại nơi làm việc. Ta cần tạo cho họ một không gian riêng để họ có thể chia sẻ, trao đổi những vấn đề thường gặp phải khi làm việc từ đó đưa ra hướng giải quyết, hỗ trợ kịp thời. Các doanh nghiệp ngày nay cần phải chú ý đến việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực chứ không phải là một môi trường “độc hại”, áp lực cho người. Đây là tiền đề để người lao động có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống, từ đó có thể cải thiện được năng suất lao động. 

 Tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân cũng nói trong một bài báo: ”Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ một đồng đầu tư cho sức khỏe tâm thần thì sẽ mang lại 5 đồng lợi nhuận”. Dường các chủ doanh nghiệp đã bắt đầu biết quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần của người lao động để sớm đưa ra các pháp giải pháp nâng cao tinh thần giúp tăng năng suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Trở về với việc kết nối chính mình 

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc sợ đi làm là do chúng ta đang dần mất kết nối với chính bản thân mình. Nỗi sợ ấy thường xảy ra với các bạn mới ra trường hoặc với những người đã gắn bó với công việc suốt một khoảng thời gian dài. 

Theo anh Nguyễn Ngọc Hoàng, một người trẻ đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM cũng từng chia sẻ: ”Tôi cũng đã từng trải qua cảm giác sợ đi làm, sợ phải nghe tiếng chuông báo thức mỗi buổi sáng. Mãi sau này, tôi phát hiện ra rằng nỗi sợ đi làm xuất phát từ việc tôi vẫn chưa thật sự hiểu được mình muốn gì và cần gì mà chỉ là đang cố gắng đi làm cho qua ngày, đợi tới ngày nhận được những đồng lương mà thôi. Tôi thấy mình lúc đó chẳng khác nào là một cỗ máy cả” 

Để thoát khỏi nỗi sợ này, anh Hoàng cho biết mình đã tập ngồi lại, lắng nghe xem bản thân mình muốn gì. Công việc là thứ có thể gắn liền với ta nửa đời hay thậm chí là cả đời vậy nên ta cần phải làm việc với một tâm thế thoải mái, vui vẻ. Ta cần tìm cho mình một môi trường làm việc phù hợp để tránh gặp phải những điều khiến ta không vui, thoải mái. 

Ngoài ra anh cũng cho rằng việc làm từ xa hay hybrid (phương pháp cho phép người lao động được làm việc tại nhà kết hợp lên công ty vào những ngày nhất định) cũng là một giải pháp để ta có thể thoải khỏi nỗi sợ đi làm bởi vì nó cho phép người lao động có thể thoải mái linh hoạt về giờ giấc và nơi chốn làm việc). 

Tuy nhiên ta cũng cần phải biết phân biệt giữa sợ đi làm và làm biếng

 Đôi lúc ta bỗng cảm thấy lười biếng, chỉ muốn không làm việc mà vẫn muốn có tiền để rồi ta lấy lý do sợ đi làm để cho phép bản thân được lười biếng. Đây là một việc làm không đúng và để hạn chế được việc này, ta có thể lên kế hoạch cụ thể để cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi như là đi du lịch để chữa lành hay là cảm thấy công việc đó không phù hợp với bản thân thì cũng nên cho phép chính mình được thử thách ở những công việc khác. Từ đó ta có thể cải thiện được tinh thần giúp năng suất làm việc được hiệu quả, tốt hơn.

>> Xem thêm: 5 KHOẢN TIỀN BẠN CÓ THỂ NHẬN KHI NGHỈ VIỆC