Hiện nay, trong quá trình tuyển dụng, thuật ngữ Portfolio ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhất là với các ngành nghề yêu cầu tính sáng tạo cao.
Vậy bạn có biết Portfolio là gì và làm thế nào để tận dụng Portfolio chưa?
Nói một cách đơn giản, Portfolio là tổng hợp các tác phẩm, dự án bạn mà đã hoàn thành trong các vị trí công việc trước đây.
Portfolio đang dần trở nên phổ biến trong hồ sơ ứng tuyển của ứng viên bởi nhiều tác dụng mà nó mang lại. Trong quá trình soạn portfolio của mình, các ứng viên được nhìn lại một loạt các kỹ năng mà bản thân đã trau dồi từ các vị trí công việc khác nhau, ý nghĩa của các kỹ năng này trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Từ đây, ứng viên sẽ biết cách thể hiện bản thân tốt hơn khi phỏng vấn xin việc.
Một portfolio được thiết kế bắt mắt cũng khiến nhà tuyển dụng dễ dàng nắm rõ năng lực cụ thể của bạn, về vị trí công việc cũ và sự phù hợp của bạn với công ty họ.
Không những thế, trong lúc liệt kê các dự án trước đây thành một bản Portfolio, ứng viên còn có cơ hội nhìn nhận và đúc kết quan điểm cá nhân của mình đối với công việc. Từ đó, Portfolio không chỉ thể hiện kinh nghiệm làm việc, mà còn thể hiện thái độ trân trọng của ứng viên đối với nghề. Đây chính là một điểm nổi bật để bạn đi xin việc.
CV - hồ sơ xin việc là tài liệu tóm tắt những thông tin cơ bản nhất về ứng viên, về trình độ học vấn và năng lực chuyên môn. Các thông tin trong CV thường bao gồm kinh nghiệm làm việc, thành tích, giải thưởng, chương trình học, dự án nghiên cứu và các tác phẩm đã được xuất bản.
Ngoài việc sử dụng từ ngữ ngắn gọn để diễn đạt kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể bổ sung thêm một vài con số để tăng tính thuyết phục và nhấn mạnh vào những thành quả mà mình sở hữu. Nói chung, CV xin việc chính là một bản tự giới thiệu để ứng viên ghi lại ấn tượng đầu tiên cho nhà tuyển dụng.
CV xin việc và Portfolio có khá nhiều điểm tương đồng, ví dụ như đều được sắp xếp theo trật tự thời gian, được cập nhật cho phù hợp với loại hình công việc ứng tuyển và tập trung nhiều vào khía cạnh thực tế.
Bên cạnh những điểm tương đồng, CV xin việc và Portfolio có một số khác biệt về cấu trúc và mang tính bổ sung cho nhau khi đồng thời được sử dụng. Lấy ví dụ, so với CV xin việc, portfolio thường bao gồm nhiều hình ảnh và biểu đồ chi tiết, giúp người xem có thể có cái nhìn sinh động và cụ thể hơn về kinh nghiệm của bạn.
Hãy tham khảo nhiều mẫu Portfolio trên internet hoặc mạng xã hội để đút kết được bố cục bản Portfolio hấp dẫn và độc đáo cho riêng mình. Các thành tựu, kinh nghiệm làm việc cần được phân loại theo từng danh mục cụ thể. Đồng thời, các từ khóa cũng cần được nhấn mạnh, nổi bật. Dù bạn chọn bất cứ bố cục nào cho Portfolio, hãy nhớ định hướng nghề nghiệp phải được thống nhất.
Một bản Portfolio thể hiện mục tiêu làm việc xuyên suốt từ đầu đến cuối sẽ có hiệu quả hơn hẳn so với một danh sách tài liệu không có mục đích cụ thể. Bạn có thể tạo một bản portfolio trực tuyến theo mẫu có sẵn, sau đó dành thời gian để tùy chỉnh theo ý của mình.
Trong quá trình xây dựng Portfolio, phải luôn ghi nhớ trong đầu mục đích của Portfolio. Portfolio được dùng để làm nổi bật các khía cạnh xuất sắc nhất của bạn với nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần phải biết chọn lọc những thông tin thể hiện năng lực tốt nhất. Nếu có hình ảnh đính kèm, chúng phải được trình bày rõ ràng và sắc nét. Mỗi một tác phẩm đưa vào portfolio phải được thể hiện một cách chân thực và đúng trọng tâm.
Tóm lại, để tăng cơ hội cạnh tranh của mình trong quá trình xin việc, ứng viên nên chuẩn bị thật kỹ càng bộ hồ sơ bao gồm CV và Portfolio, trình bày sao cho chúng thành một tổng thể thống nhất. Đặc biệt, không nên bỏ qua Portfolio nếu bạn muốn làm việc tại các vị trí mang tính sáng tạo cao như thiết kế, mỹ thuật, marketing,...