Cộng tác viên (collaborator, freelancer) viết tắt là CTV, là từ dùng để chỉ những người làm việc tự do, không trực thuộc hệ thống nhân viên chính thức của bất kỳ công ty nào.
Những người này thường không bị gò bó về thời gian, không gian cũng như thị trường làm việc. Họ có thể cộng tác với nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc miễn là đảm bảo đáp ứng KPI theo quy định.
Thông thường, cộng tác viên sẽ được nhà tuyển dụng hướng dẫn cụ thể và giao cho khối lượng công việc cần đảm trách. Tùy vào tính chất công việc và trình độ chuyên môn, mỗi cộng tác viên sẽ được phân công khác nhau. Đa số cộng tác viên đều làm việc độc lập để hoàn thành nhiệm vụ. Trong một số tình huống khác, cộng tác viên sẽ hỗ trợ hoặc hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án được bàn giao.
Là một nhánh của cộng tác viên, nhưng cộng tác viên online thường chỉ làm các công việc qua mạng, chẳng hạn như viết lách, Marketing hoặc nhập liệu… Các kiểu công việc cộng tác viên thường gặp là:
Ngoài ra còn có các hình thức cộng tác viên khác như cộng tác viên báo chí, cộng tác viên ngân hàng, cộng tác viên bất động sản, cộng tác viên dịch thuật…
Người ta thường lầm tưởng rằng công việc cộng tác viên chỉ dành cho đối tượng học sinh sinh viên. Tuy nhiên thực tế, phạm vi công việc cộng tác viên mở rộng hơn nhiều. Ngoài sinh viên, công việc cộng tác viên còn phù hợp với nhiều đối tượng miễn là họ có thời gian rảnh như: mẹ bỉm sửa, công nhân, nhân viên văn phòng…
Hiện nay, công việc cộng tác viên ngày càng trở nên phong phú và phổ biến trên thị trường tuyển dụng lao động. Đa số công việc cần cộng tác viên đều là những việc mang tính linh động, sáng tạo và không đòi hỏi quá nhiều về sự tuân thủ quy trình.
1. Tăng thêm thu nhập
Đối với những người có công việc ổn định, cộng tác viên được xem là việc làm thêm hiệu quả giúp họ tăng thêm thu nhập hàng tháng. Đối với những sinh viên chưa ra trường hoặc người đang thất nghiệp, trở thành cộng tác viên là con đường ngắn và dễ dàng giúp họ chống lại mối lo về tài chính sinh hoạt. Đồng thời vẫn liên tục tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc.
2. Trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm
Dù là nhân viên chính thức hay cộng tác viên, trong quá trình làm việc, bạn đều có thể học hỏi thêm nhiều điều mới, trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Quá trình trải nghiệm làm cộng tác viên sẽ có tác động tích cực đến công việc của bạn sau này.
3. Gia tăng cơ hội nhận được việc làm tốt
Ở một số công ty, những cộng tác viên hoàn thành công việc tốt và có biểu hiện tích cực sẽ được nhận làm nhân viên chính thức sau khoảng 6 tháng làm việc. Hơn nữa, nếu bạn chuyên tâm trau dồi bản thân, phát triển các mối quan hệ trong lúc làm cộng tác viên, con đường tiến thân vào cánh cửa các công ty lớn sau này cũng trở nên rộng mở hơn.
1. Tuân thủ deadline
Là một cộng tác viên, điều duy nhất giúp bạn nâng giá bản thân, thương lượng tăng lương với nhà tuyển dụng đó là sự cống hiến của bạn cho công việc. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một cộng tác viên ưu tú cần nhớ chính là tuân thủ deadline. Đừng nghĩ rằng cộng tác viên không ràng buộc về thời gian, không gian làm việc nên được quyền “lộng hành”. Ngược lại, hoàn thành đầy đủ và đúng hạn sẽ giúp bạn lấy được niềm tin, sự hài lòng từ nhà tuyển dụng. Nhờ đó, bạn có thể có được mức lương cao hơn hoặc được phân công công việc tốt hơn.
2. Ý thức trách nhiệm với công việc
Trong bất kỳ một công việc nào, một cá nhân làm sai, làm cẩu thả hay làm chậm trễ đều sẽ ảnh hướng đến tiến độ chung của công việc. Vì vậy, làm cộng tác viên, bạn càng cần phải đề cao trách nhiệm với công việc. Hãy luôn đảm bảo chất lượng đối với những nhiệm vụ mà bạn được nhận. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng bị sa thải khỏi vị trí việc làm.
3. Cầu tiến và tự học hỏi
Không giống như nhân viên chính thức, công việc cộng tác viên là cái ghế rất dễ lung lay. Vị trí của bạn sẽ dễ bị người khác thay thế nếu không đem lại giá trị cho công ty. Chính vì vậy, một cộng tác viên chân chính cần biết cầu tiến và luôn luôn học hỏi, trau dồi mỗi ngày để cải thiện chất lượng tốt hơn trong công việc được nhận.
4. Mở rộng quan hệ
Thông qua các thành viên trong công ty hoặc thông qua nhiều công ty khác nhau, cộng tác viên nên mở rộng dần các mối quan hệ. Họ có thể hỗ trợ bạn khi gặp khó khăn trong công việc, cũng như khi tìm việc trong tương lai. Kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn có được những người bạn tích cực và tuyệt vời.
>> ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH CỘNG TÁC VIÊN TUYỂN DỤNG CỦA RBOX