Tuyển dụng là gì? Mục đích, vai trò và một số điều cần lưu ý

Nhân lực là một phần tất yếu đối với các đơn vị doanh nghiệp, nó có thể quyết định một tổ chức thành công hay thất bại. Vì thế, công tác tuyển dụng nhân lực luôn được các đơn vị đề cao và chú trọng. Hãy cùng tìm hiểu xem “Tuyển dụng là gì?” và những thông tin có liên quan đến việc tuyển dụng nhé.

Tuyển dụng là gì?

Tuyển dụng là quá trình mà những nhà tuyển dụng sẽ thu hút,kiểm tra, lựa chọn ứng viên cho các vị trí còn thiếu, nhằm đáp ứng được các nhu cầu về nguồn nhân lực cho các đơn vị doanh nghiệp. Việc tuyển dụng bắt đầu từ xác định các  nhu cầu tuyển chọn nhân viên, đăng các thông tin liên quan lên mạng xã hội đến việc tuyển dụng, đánh giá qua về hồ sơ của các ứng viên, tiến hành kiểm tra các kỹ năng và kiến thức của ứng viên thông qua việc phỏng vấn, sau đó chọn ra ứng viên phù hợp nhất, đáp ứng được các tiêu chí mà tổ chức đã đề ra.

Quá trình tuyển chọn nhân lực là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng, cần thiết đối với mỗi đơn vị bởi nó sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng nhân lực đưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn, hợp lý nhất. Các quyết định tuyển chọn chính xác, hợp lí có thể giúp tổ chức tìm ra được những người lao động có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với sự phát triển của tổ chức đồng thời giảm thiểu được các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại gây ra. Đồng thời nó cũng giúp tổ chức phần nào hạn chế và tránh được các thiệt hại, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc.

Ta có thể chia quá trình tuyển dụng nhân sự thành hai phần chính là: Tuyển mộ nhân lực là giai đoạn đầu, là lúc mà ta thực hiện yêu cầu tìm được tập hợp các ứng viên đảm bảo số lượng và chất lượng cho quá trình tuyển chọn của doanh nghiệp. Chẳng hạn như là đăng thông tin tuyển dụng lên mạng xã hội hay tiến hành quảng cáo về các vị trí cần tuyển dụng…

Tuyển chọn nhân lực là giai đoạn tiếp theo, là lúc ta đã tìm được đủ số lượng lao động phù hợp với công việc của doanh nghiệp sau khi trải qua các hoạt động kiểm tra tham chiếu và đánh giá để đưa ra quyết định cuối cùng về việc chọn lựa ứng viên phù hợp nhất.

Mục đích của việc tuyển dụng

Nhân viên là linh hồn, là một phần không thể thiếu đối với mỗi đơn vị doanh nghiệp. Vì vậy việc tìm kiếm và thu hút những ứng viên có kỹ năng và năng lực phù hợp nhất với các vị trí còn trống là điều vô cùng quan trọng. Việc tuyển dụng không hợp có thể dẫn đến việc bị trống những vị trí cần thiết và giảm doanh thu, trong khi tuyển dụng thành công, hợp lý sẽ mang lại những ứng viên phù hợp một cách kịp thời giúp đảm bảo doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển.

Vai trò của việc tuyển dụng

Đối với doanh nghiệp:

  • Tuyển dụng đúng đắn sẽ đem lại một lực lượng lao động lành nghề, năng nổ, sáng tạo và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và làm việc năng suất và hiệu quả hơn
  • Giảm chi phí kinh doanh và sử dụng hiệu quả ngân sách của doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp có hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
  • Đối với người lao động
  • Thông qua quá trình tuyển dụng, người lao động có thể tìm được công việc thật sự phù hợp với trình độ, năng lực và sở thích của bản thân.
  • Đồng thời qua đó, người lao động có việc làm sẽ có một mức thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho chính.
  • Đây cũng là một cách để người lao có thể thử thách và phát triển chính mình, cũng như là việc tích lũy kinh nghiệm.

Đối với xã hội

  • Giúp giảm thiểu tình trạng thiếu việc làm ở người lao động và góp phần tạo dựng một xã hội vững bền và ổn định hơn.
  • Tạo thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn cho người lao động. Từ đó giúp cho xã hội ngày càng lớn mạnh hơn.
  • Quá trình tuyển dụng nhân sự cũng giúp nâng cao trình độ cho người dân, góp phần xây dựng đất nước văn minh, hiện đại hơn.

Một số điều mà ta cần phải lưu ý 

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Quy trình tuyển dụng thường có các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xác định yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Nhà tuyển dụng cần phải xác định được chính xác số lượng nhân viên cần tuyển dụng và và các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm. Điều này giúp ta bước đầu định hình được quá trình tuyển dụng và xác định các vị trí cần tìm.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hợp lí

Nhà tuyển dụng cần xác định được cụ thể nội dung tuyển dụng dựa trên các thông tin liên quan đến vị trí cần tuyển, các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho từng vị trí được yêu cầu và thời gian tuyển dụng từ đó xây dựng lên kế hoạch tuyển dụng phù hợp nhất dựa trên các tiêu chí đã được đề ra.

Bước 3: Tìm kiếm và thu hút ứng viên

Một số hình thức tìm kiếm và thu hút ứng viên được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng như nguồn giới thiệu từ bạn bè, người thân, các trang web việc làm, mạng xã hội, dịch vụ tuyển dụng…

Bước 4: Sàng lọc hồ sơ

Sau khi đã nhận được các đơn ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ xem xét hồ sơ và tuyển chọn ứng viên dựa trên tiêu chí đã đề ra. Việc này sẽ giúp các nhà quản lý phân loại hồ sơ một cách thông minh và hiệu quả nhất. 

Bước 5: Phỏng vấn ứng viên

Các buổi phỏng vấn có thể được tiến hành bằng cách gặp gỡ các ứng viên trực tiếp hoặc gián tiếp video call và qua điện thoại. Việc phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng có một cái nhìn toàn diện, cụ thể hơn về các ứng viên thông qua việc đặt câu hỏi. Từ đó nhà tuyển dụng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất có thể.

Bước 6: Đánh giá ứng viên

Các nhà tuyển dụng sẽ tiến hành xem xét các ứng viên dựa trên kết quả của các buổi phỏng vấn và các tiêu chí khác như kỹ năng, kinh nghiệm xem coi có tương thích với công việc. Qua đó lựa chọn ra các ứng cử viên sáng giá nhất.

Bước 7: Đưa ra thông báo và Onboarding

Cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi kết quả trúng tuyển cho ứng viên thông qua email hoặc thư tín. Thông qua việc này giúp phía doanh nghiệp có thể thông báo về quyền lợi và điều kiện của công việc. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ bắt đầu tiến hành quá trình Onboarding tại công ty. Quá trình này bao gồm việc chuẩn bị cho các ứng trước khi chính thức gia nhập, cũng như sẽ cung cấp mọi thông tin về chính sách,quy định, và giới thiệu công ty. 

Một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển dụng

  • Việc đánh giá sai về khả năng và sự phù hợp của các ứng viên có thể dẫn đến việc lựa chọn những ứng viên không phù hợp và lỡ mất các ứng viên tiềm năng.
  • Thiếu thông tin tham chiếu đầy đủ và chính xác về ứng viên làm nhà tuyển dụng có thể bỏ qua những thông tin quan trọng và cần thiết để đánh giá toàn diện về ứng viên.
  • Việc nhà tuyển dụng không phỏng vấn kỹ càng, đưa ra câu hỏi chưa phù hợp, thiếu chính xác và không thể đưa ra đánh giá đúng đắn về ứng viên.
  • Chi phí khá tốn kém từ việc quảng cáo, quá trình tìm kiếm và tiến hành đánh giá, kiểm tra các ứng viên.
  • Qua đây ta đã có thể hiểu được phần nào về khái niệm cũng như vai trò, mục đích của việc tuyển dụng. Vậy nên để có một doanh nghiệp lớn mạnh thì ta cần phải đầu tư ít nhiều vào việc tuyển dụng nhân lực.

>> Xem thêm: CV LÀ GÌ? VIẾT CV SAO CHO ẤN TƯỢNG?