Việc xem thường nhân viên ảnh hưởng như thế nào?

Việc sếp xem thường nhân viên là một thực tế đáng buồn thường gặp trong môi trường làm việc hiện nay.

Việc được công nhận là một yếu tố thiết yếu để duy trì sự nhiệt huyết và gắn bó của nhân viên với công ty. Ngược lại, khi sếp tỏ ra xem thường nhân viên, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản và làm việc đối phó.

Được ghi nhận là mong ước chính đáng

Chị Hạnh, một bạn trẻ 22 tuổi tại TP.HCM, cho rằng việc được công nhận là một nhu cầu cơ bản của con người. Trong môi trường làm việc, sự công nhận từ sếp như một động lực to lớn thúc đẩy nhân viên cố gắng hơn.

Chị Hạnh bày tỏ: “Tôi cho rằng việc được công nhận là một nhu cầu chính đáng của mỗi người. Thực tế phũ phàng là không phải ai cũng có cơ hội để được ghi nhận đúng với những gì mình đã làm. Điều này khiến tôi cảm thấy hụt hẫng và mất động lực, đặc biệt khi biết rằng mình đã cố gắng hết sức.”

Chị Hạnh cho biết thêm: “Việc được công nhận không chỉ giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn mà còn là một động lực để chúng ta tiếp tục cống hiến. Ai cũng muốn được thể hiện bản thân và được công nhận những giá trị mà mình mang lại. Và khi sếp không quan tâm hay xem thường nhân viên sẽ làm cho nhân viên cảm thấy tự ti, mất đi động lực để cố gắng.”

Chị Hạnh chia sẻ: “Những đêm thức trắng, những giờ làm việc miệt mài... đó là những hy sinh của chúng tôi. Sự công nhận không chỉ là một phần thưởng mà còn là sự ghi nhận xứng đáng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của chúng tôi. Khi sếp xem thường nhân viên thì họ sẽ cảm thấy mình như những chiếc ốc vít vô danh trong một cỗ máy lớn.” 

Là một người mới ra trường, chị Hạnh luôn tìm kiếm một môi trường làm việc nơi mà sự nỗ lực của mỗi cá nhân được ghi nhận và trân trọng. Chị chia sẻ rằng văn hóa công nhận không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự xây dựng và duy trì từ phía lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong công ty. Có thể thấy, nhu cầu được công nhận và trân trọng đang trở thành một xu hướng mới trong thị trường lao động hiện nay.

Chị Phương Mỹ (TP.HCM) cũng chia sẻ rằng, khi không được công nhận, chị thường cảm thấy rất buồn và mất động lực. Tuy nhiên, chị luôn cố gắng giữ một thái độ tích cực và tìm cách trao đổi thẳng thắn với sếp để cùng nhau tìm ra giải pháp. Chị Mỹ quan niệm rằng thành công là một khái niệm rất chủ quan, mỗi người sẽ có một định nghĩa riêng về nó, tùy thuộc vào giá trị và mục tiêu của bản thân. Điều mà mình thấy mình làm tốt chưa chắc đã là điều mà người khác đánh giá cao. Chính vì vậy, việc không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân là vô cùng quan trọng. Cùng với đó, việc xem thường nhân viên, dù là họ đã đóng góp ít ỏi, cũng là một hành vi không nên có trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Đừng để sự công nhận trở nên tầm thường.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự công nhận có tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, việc công nhận cần được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và phù hợp với đóng góp của từng cá nhân.

Theo anh Đạt - một người trẻ đang sinh sống tại TP HCM, cho rằng việc công nhận nhân viên có thể được thể hiện qua nhiều hình thức, Từ những lời khen ngợi chân thành, những phần thưởng thiết thực đến những cơ hội thăng tiến. Mỗi công ty nên xây dựng một văn hóa công nhận riêng, phù hợp với đặc trưng và giá trị của mình.

Theo anh Đạt, sếp anh rất tích cực trong việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhân viên, giúp họ nâng cao năng lực bản thân thay vì là xem thường nhân viên, không coi trọng đóng góp của họ. Anh Đạt nói thêm, sếp anh có một phong cách công nhận nhân viên rất riêng, khác hẳn với những hình thức khen thưởng rầm rộ thường thấy. Sếp anh tin rằng, sự công nhận cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tạo ra sự ỷ lại. Thay vào đó, sếp anh chọn cách chia sẻ riêng tư, kết hợp cả những lời khen và những góp ý chân thành để giúp nhân viên phát triển một cách bền vững.

Trong công ty anh Đạt, sự nỗ lực của mỗi cá nhân đều được ghi nhận và trân trọng. Bất kể vị trí hay vai trò, ai cũng có cơ hội được công nhận và khen thưởng. Ở công ty anh, không có hề có việc sếp xem thường nhân viên chỉ vì họ đóng góp ít. Anh Đạt khẳng định rằng, việc công nhận nhân viên không nhất thiết phải lớn lao, quan trọng là phải đúng đắn và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Anh Đạt tin rằng mối quan hệ giữa nhân sự và công ty nên được xây dựng trên nền tảng của sự tin tưởng, tôn trọng và hợp tác để. Cùng nhau tạo ra một không gian làm việc năng động và hiệu quả. Được công nhận và trân trọng là động lực lớn nhất thúc đẩy nhân viên làm việc hết mình. Ngược lại, công ty sẽ gặt hái được những thành quả đáng kể nhờ sự đóng góp nhiệt tình của nhân viên.

Sự công nhận là yếu tố quan trọng để tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng. Và khi sếp tỏ ra xem thường nhân viên, không coi trọng những đóng góp của nhân viên có thể khiến họ cảm thấy bị tổn thương, dẫn đến việc mất đoàn kết trong công ty.

>> xem thêm: 4 NHÓM PHÚC LỢI DÀNH CHO NHÂN VIÊN