Đôi khi ta bắt gặp một số trường hợp mà nhân viên cố tình hay vô ý xóa dữ liệu của công ty cũ đã từng làm. Việc làm này có thể dẫn đến những hậu quả như nào? Các công ty sẽ giải quyết thế nào cho thỏa đáng?
Một nữ quản lý đang làm việc tại một công ty chuyên kinh doanh thực phẩm chức năng từng chia sẻ trong một phỏng vấn rằng, khi mới vào làm việc tại công ty, mỗi nhân viên đều sẽ được cấp cho một tài khoản cá nhân để đăng bài viết cũng như sản phẩm lên mạng xã hội. Chỉ mới đây thôi, một bạn thuộc nhóm làm việc của chị bỗng xin nghỉ làm mà không rõ nguyên nhân. Và điều làm chị phải sốc hơn nữa là bạn đó đã xóa dữ liệu của công ty mà bạn đã làm trong suốt khoảng thời gian gắn bó.
“Việc mất dữ liệu đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho tôi. Tôi rất thất vọng với việc bạn tự ý xóa dữ liệu của công ty và không chịu hợp tác giải quyết vấn đề cho thấy bạn không hề tôn trọng công việc cũng như không có trách nhiệm với những gì mình đã làm. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến công ty mà còn làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt mọi người”, chị quản lý bày tỏ.
Chị cũng có chia sẻ thêm rằng những người nhân viên và quản lý trong cùng một lĩnh vực thường sẽ giao lưu, gặp gỡ nhau thường xuyên. Cho nên không có bất cứ một công ty nào sẵn lòng nhận một người lao động có thể sẻ “trả thù” công ty cũ bằng việc xóa dữ liệu của công ty vì ai cũng sợ việc đó sẽ xảy ra với công ty mình dẫu cho người đó có tài giỏi đến mấy.
Chị cũng khẳng định rằng những người lao động cần có một lối hành xử văn minh, nếu cảm thấy chưa hài lòng về điều gì ở công việc thì hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau. Chứ không nên hành động như thế vì tiếp tục như vậy, cả hai đều sẽ phải gánh chịu hậu quả. Dữ liệu thì vẫn có thể khôi phục được những danh tiếng, uy tín của bạn nhân viên trong sự việc trên đã giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, chị chia sẻ rằng công ty đã đưa ra quyết định không truy xét bạn nhân viên vì họ hiểu được đó có lẽ chỉ là một hành động bồng bột, non dại. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là những công ty khác cũng sẽ nhắm mắt cho bởi nếu trong trường hợp mà thiệt hại của việc làm đó đem lại quá lớn thì họ thể tiến hành khởi kiện.
Theo chia sẻ của Luật sư Lê Trung Phát, mọi quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ lao động đều được cụ thể hóa trong hợp đồng lao động, tuân thủ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể, hợp đồng này đã quy định một cách rõ ràng về hình thức công việc mà người lao động sẽ đảm nhận, có thể là lao động chân tay hoặc lao động trí óc, và mức lương tương ứng mà họ sẽ nhận được.
Vậy với tất cả những gì mà người lao động được bên phía người sử dụng lao động giao cho, tùy thuộc vào vị trí và khối lượng công việc mà người lao động có thể tự tạo ra tài sản hoặc sản phẩm cho công ty có thể trực tiếp sử dụng, khai thác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể bán sản phẩm đó đi để thu lại tiền hoặc vì một mục đích khác.
Nói cách khác, trong quan hệ lao động này, người lao động chỉ có thể đóng góp sức lao động của mình để đổi lấy thu nhập. Trong khi mọi giá trị được tạo ra trong công việc, trừ những sáng tạo mang tính cá nhân, sẽ thuộc về công ty.
Vậy khi mà người lao động nghỉ việc, họ bắt buộc phải bàn giao, hoàn trả lại cho người lao động những gì không thuộc về người lao động như tài liệu, công cụ lao động được người sử dụng lao động cung cấp… Trong trường hợp họ không thực hiện việc bàn giao hoặc có hành vi chiếm đoạt, phá hoạt các dữ liệu của công ty. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm và làm ảnh hưởng tới quyền cũng như lợi ích hợp pháp của công ty.
Luật sư khẳng định rằng, hành vi phá hủy hoặc chiếm đoạt dữ liệu của công ty là vi phạm pháp luật và có thể khiến người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không thể thỏa thuận được, công ty hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu pháp luật can thiệp.
Ngoài ra, công ty có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an, cung cấp đầy đủ bằng chứng về hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu hay xoá tài liệu thuộc các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Hình sự.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra trong trường hợp này là: "Liệu người lao động có thể phải nhận hình phạt gì nếu có hành vi phá hủy, xóa dữ liệu của công ty?"
Luật sư Lê Trung Phát đã giải thích rằng tùy theo mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Hoặc có thể bị khởi tố tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công, theo điều 178 bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi vào năm 2017.
Theo quy định của pháp luật, người phạm tội có thể bị phạt tiền hoặc bị kết án tù lên đến 20 năm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
>> xem thêm: 4 NHÓM PHÚC LỢI DÀNH CHO NHÂN VIÊN